THÔNG BÁO

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Báo cáo giải trình công nghệ

Những điểm mới trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường

Ngày 1/7/2019, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định có nhiều điểm mới, đột phá trong công tác quản lý bảo vệ môi trường “từ bị động giải quyết sang chủ động phòng ngừa”.


 

 
 


1. Siết chặt quản lý nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

Siết chặt quản lý nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 40/2019/NĐ-CP

Cụ thể trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP, chất lượng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất không được lẫn các tạp chất sau: hóa chất, chất dễ cháy, vũ khí, vật liệu chứa hoặc nhiễm chất phóng xạ vượt quá mức miễn trừ theo quy định pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.

Điều kiện nhập khẩu phế liệu

Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP, phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan quản lý cửa khẩu nhập hoặc cơ quan hải quan nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu (cơ sở sản xuất); được lựa chọn địa điểm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc tại cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu hoặc tại cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu.

Phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên Bản lược khi hàng hóa (E-Manifest) có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu.

2. Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 57 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện trên trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng.

Điều kiện nhập khẩu của tổ chức, cá nhân

Nghị định 40/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ các tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây mới được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:

1. Đáp ứng các yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường.

2. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành.

3. Có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.

 

 
  A picture containing smoke, train, sky, coming

Description automatically generated


2. Bổ sung danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Nhóm I

1. Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại.

2. Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển.

3. Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF).

4. Sản xuất hoá chất, phân bón hóa học (trừ loại hĩnh phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

5. Nhuộm (vải, sợi), giặt mài.

6. Thuộc da.

7. Lọc hoá dầu.

8. Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân.

Đối với dự án mới xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Nhóm II

9.  Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

10. Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất.

11. Sản xuất pin, ắc quy.

12. Sản xuất clinker.

Nhóm III

13. Chế biến mủ cao su.

14. Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp.

15. Chế biến mía đường.

16. Chế biến thuỷ sản, giết mổ gia súc, gia cầm.

17. Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.

 

 
  A stop sign

Description automatically generated


3. Quy định thời hạn giấy phép xử lý chất thải nguy hại được điều chỉnh từ 3 năm lên 5 năm

 

Trong quá trình xem xét, cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, cơ quan cấp phép thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại làm cơ sở cho việc xem xét chấp thuận vận hành thử nghiệm. Văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm làm căn cứ cho tổ chức, cá nhân thực hiện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phục vụ việc vận hành thử nghiệm với tổng khối lượng chất thải thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng không được vượt quá năng lực xử lý của dự án. Việc vận hành thử nghiệm thực hiện theo quy đinh tại Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Thời hạn kiểm tra, chấp thuận vận hành thử nghiệm của dự án xử lý chất thải nguy hại là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn kiểm tra, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hô sơ hợp lệ. Thời hạn nêu trên không bao gôm thời gian tô chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép.

4. Quy định về hồ sơ môi trường của các dự án

Bổ sung, thay mới Danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trương hoặc phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

 

 
 


Danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường gồm 107 loai dự án. Danh mục được chia thành nhóm đặc biệt do quy mô và chính sách môi trường như các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hay Dự án đầu tư xây dựng sử dụng đất rừng và 18 nhóm dự như liệt kê dưới đây:

1. Nhóm các dự án về xây dựng.

2. Nhóm các dự án về sản xuất vật liệu xây dựng.

3. Nhóm các dự án về giao thông.

4. Nhóm các dự án về năng lượng, phóng xạ, điện tử.

5. Nhóm các dự án về thủy lọi, khai thác rừng, trồng trọt.

6. Nhóm các dự án về khai thác, chế biến khoáng sản; khai thác tài nguyên nước.

7. Nhóm các dư án về dầu khí.

8. Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải.

9. Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim.

10. Nhóm các dự án về chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ.

11. Nhóm các dự án về sản xuất, chế biến thực phẩm.

12. Nhóm các dự án về chế biến nông sản.

13. Nhóm các dư án về chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi.

14. Nhóm các dự án về sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

15. Nhóm các dự án ve hóa chât, dược phâm, mỹ phâm, nhựa, chât dẻo.

16. Nhóm các dự án về sản xuất giấy và văn phòng phẩm.

17. Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc.

18. Nhóm các dư án khác.

 

 
 


Một dự án chỉ lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đây là nội dung mới được Chính phủ quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. 

Nghị định này bổ sung thêm nội dung quy định số lượng và thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường vào Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP. Cụ thể, một dự án đầu tư chỉ lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường. 

Chủ dự án trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước các thời điểm sau đây: dự án khai thác khoáng sản trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản.

Dự án thăm dò, khai thác dầu khí trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ. Dự án đầu tư xây dựng, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước).

Trường hợp dự án có cùng một cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công, các hồ sơ nêu trên được trình đồng thời để thẩm định theo quy định. Các dự án khác không thuộc đối tượng quy định trên, trình trước khi quyết định đầu tư dự án. 

Về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

 

 

 

 

 

Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nghị định 40/2019/NĐ-CP nêu rõ hơn về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định Phụ lục III Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP, trừ các dự án thuộc bí mật quốc gia, an ninh. 
Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phục lục III Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ không có cơ quan chuyên môn về môi trường để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản tới Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh nơi thực hiện dự án để lấy ý kiến trước khi xem xét, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. 

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP. 

UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng được các cơ quan chức năng trên thẩm định.

 

 
  A picture containing floor, indoor, wall, table

Description automatically generated


5. Các quy định được điều chỉnh bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP

 

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP về lập, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP về lập, thẩm định phương án phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.

Nghị định số 127/2014/NĐ-CP về điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Nghị định bãi bỏ

Nghị định này bãi bỏ: Điều 11 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 34, Điều 35, Điều 36 và các khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 55 và Phụ lục V của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngàỵ 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; khoản 5 và khoản 9 Điều 9, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 27, Điều 38, Điều 41, điểm b khoản 1 Điều 43, khoản 3 Điều 44 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.

 

 
 


Đặc biệt, Nghị định đã cắt giảm nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh...

 

Về điều khoản chuyển tiếp, Nghị định nêu rõ: Hồ sơ đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực (trừ các điều, khoản chuyển tiếp quy định tại Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Điều 64 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của các Nghị định tại thời điểm tiếp nhận, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ có yêu cầu thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Các báo cáo định kỳ của chủ dự án, cơ sở và khu công nghiệp về: quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và các báo cáo môi trường khác, được lồng ghép trong cùng một báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện quy định này.

Trên đây là một số chú ý về các quy định pháp luật môi trường theo quy định của Nghị định 40, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Nghị định 40 gồm 07 Điều, 81 trang nội dung, 121 trang Phụ lục và Biểu mẫu kèm theo. 





Các tin khác:


1